Nhảy đến nội dung
trẻ bị táo bón nên ăn gì

Trẻ bị táo bón nên ăn gì? 17 thực phẩm trị táo bón cho trẻ

Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, phân cứng và rắn, đi kèm chướng bụng do chế độ ăn thiếu chất xơ, tác dụng phụ của thuốc hoặc rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ nên can thiệp vấn đề này càng sớm càng tốt để tránh nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Theo đó, bổ sung thực phẩm hợp lý cũng là một trong những bí quyết giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng. Như vậy, trẻ bị táo bón nên ăn gì? Sau đây là 16 thực phẩm tốt cho trẻ táo bón mà bố mẹ nên ghi nhớ.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ táo bón 

Trước khi quyết định trẻ táo bón nên ăn gì, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc trong việc thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ: 

1.1. Bổ sung nhiều nước

Vai trò của nước giúp đào thải độc tố, kích thích tiêu hóa khỏe mạnh để tăng cường trao đổi chất cũng như ngăn ngừa táo bón. Thông thường, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không cần bù nước vì trẻ đã bú sữa mẹ có hơn 80% là nước. Đối với trẻ sau 6 tháng, cha mẹ có thể cho con uống nước mỗi ngày, nhưng cần lưu ý về sức khỏe và độ tuổi phát triển của con để quyết định hàm lượng nước phù hợp. Cụ thể: 

  • Trẻ 6 - 12 tháng: 200 - 300ml nước/ngày.
  • Trẻ 1 - 3 tuổi: 500 - 600ml nước/ ngày.
  • Trẻ 3 - 5 tuổi: 1000ml nước/ ngày.
  • Trẻ từ 10 tuổi: 1500 - 2000ml nước/ngày.
trẻ bị táo bón thì nên ăn gì

 

1.2. Bổ sung chất xơ

Tác dụng đáng chú ý nhất của chất xơ là khả năng ngậm nước mạnh. Cụ thể, khi vào ruột, chất xơ hút nhiều nước giúp làm mềm phân và tăng số lần đại tiện ở trẻ. Thêm vào đó, chất xơ hỗ trợ điều hòa vi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa khỏe, qua đó giảm vấn đề rối loạn thường gặp ở tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. 

Cha mẹ nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của con mỗi ngày thông qua các loại rau củ có tính nhuận tràng như táo, chuối tiêu chín, khoai lang, đu đủ, cam, bưởi. Đồng thời, bổ sung sữa có hàm lượng chất xơ dồi dào cũng là một điều phụ huynh nên chú ý. 

Cũng như khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sau đây là hàm lượng chất xơ cần thiết để cung cấp vào bữa ăn của trẻ tùy theo từng độ tuổi phát triển:

  • Trẻ 0 - 12 tháng tuổi: Chủ yếu hấp thu chất xơ thông qua bú mẹ. 
  • Trẻ 1 - 3 tuổi: 19gr chất xơ/ngày. 
  • Trẻ 4 - 8 tuổi: 25gr chất xơ/ngày. 
  • Trẻ 10 - 14 tuổi trở lên: 26 - 38gr chất xơ/ngày.

2. Trẻ bị táo bón nên ăn gì và uống gì?

Nếu mẹ băn khoăn không biết nên cho trẻ táo bón ăn và uống gì để cải thiện tình trạng đi ngoài khó khăn của trẻ, hãy tham khảo danh sách thực phẩm được gợi ý dưới đây. Lưu ý, việc bổ sung thực phẩm trị táo bón cho trẻ nên được tính toán kỹ, vì ăn quá nhiều chất xơ cũng sẽ gây phản tác dụng, khiến tình trạng táo bón trở nặng hơn.

2.1 Trẻ bị táo bón nên ăn quả gì? Hãy cho con ăn nhiều táo

Táo là trái cây giàu chất xơ cho bé, có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột và hỗ trợ cải thiện táo bón. Mỗi ngày, mẹ nên xay nhuyễn táo, trộn với bột ăn dặm hoặc sáng tạo món bánh ngọt thơm ngon để thay đổi khẩu vị của trẻ. 

Trường hợp phụ huynh muốn cho con uống nước ép táo, hãy chờ đến khi trẻ được 6 tháng tuổi vì dưới giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu ớt. Trong khi táo còn có nhiều vitamin C, dễ làm cho dạ dày bị kích thích, gây ra nhiều vấn đề khó chịu ở trẻ. 

2.2. Lê

Nhờ có nhiều chất xơ, fructose và sorbitol nên quả lê giúp nhu động ruột hoạt động tối ưu, thúc đẩy tiêu hóa và giảm táo bón ở trẻ. Để trẻ hấp thu quả lê tốt hơn, phụ huynh nên thái nhỏ, nấu chín cho mềm ra. Hoặc, mẹ có thể nấu chè táo lê vừa ngọt, mát vừa giàu dinh dưỡng, giúp trẻ cải thiện tình trạng nóng trong người và tăng tần suất đi ngoài. 

2.3 Trái cây có múi cũng là thực phẩm trị táo bón cho trẻ

Thực đơn cho bé bị táo bón chắc chắn không thể thiếu trái cây có múi như cam, bưởi, quýt. Các loại quả này rất giàu chất xơ hòa tan pectin, hỗ trợ tăng sản xuất chất lỏng, đẩy nhanh thời gian vận chuyển ruột kết, từ đó đem lại tác dụng nhuận tràng, cải thiện táo bón cho trẻ. Mỗi ngày, mẹ có thể sử dụng trái cây có múi để chế biến thành món ăn vặt vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng như nước ép, sinh tố hoặc salad. 

Tuy nhiên, cần lưu ý hàm lượng bổ sung phải phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi phát triển. Cụ thể, trẻ 1 - 6 tuổi nên dùng nước ép cam, bưởi, quýt 120 - 180ml/ngày; trẻ từ 7 đến 18 tuổi thì uống 240ml/ngày. Ngoài ra, mẹ cũng phải hạn chế cho con uống khi bụng đói để tránh nguy hại đến sức khỏe tiêu hóa. 

trẻ bị táo bón nên ăn gì

 

2.4. Kiwi

Ngoài chứa nhiều chất xơ, giúp mềm phân và cải thiện táo bón, quả kiwi còn có enzyme actinidin hỗ trợ tiêu hóa protein, tăng cường sức khỏe đường ruột. 

Đa phần chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên cho con ăn kiwi khi trẻ được 8 - 10 tháng tuổi với hàm lượng bổ sung 2 quả/ngày, nhằm xử lý tốt triệu chứng đầy hơi và kích thích đi ngoài dễ dàng. Thêm vào đó, còn có nhiều cách chế biến kiwi để tạo ra món ăn trị táo bón cho bé như salad kiwi, sinh tố kiwi, kem kiwi hoặc món kiwi hầm. 

2.5 Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Đừng bỏ qua khoai lang

Khoai lang là đáp án tiếp theo cho thắc mắc trẻ bị táo bón nên ăn gì. Theo đó, chất xơ hòa tan pectin trong khoai lang, giúp kích thích nhu động ruột, tăng trọng lượng phân và chữa táo bón cho trẻ rất tốt. 

2.6. Chuối

Chuối là gợi ý không thể bỏ qua trong danh sách thực phẩm trị táo bón cho trẻ. Với hàm lượng kali, axit folic, vitamin và chất xơ dồi dào, quả chuối tăng co bóp nhu động ruột, làm mềm phân và hỗ trợ thải phân ra ngoài nhanh chóng. Đặc biệt, món ăn trị táo bón cho bé từ chuối vô cùng đa dạng, bao gồm kem chuối, sinh tố chuối, salad chuối hoặc sữa chua chuối, thích hợp dùng sau bữa chính để tăng cường hoạt động tiêu hóa.

Một lưu ý thêm cho mẹ là không được cho con ăn chuối mỗi ngày mà cần xen kẽ ba ngày một lần và bổ sung sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để tránh nguy hại đến tiêu hóa của bé. 

các loại thực phẩm trị táo bón cho trẻ

 

2.7. Các loại rau xanh lá

Khi tư vấn trẻ bị táo bón nặng nên ăn gì, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên bổ sung nhiều rau cho con như rau bina, rau dền hoặc rau mồng tơi. Đây là các loại rau cung cấp chất xơ dồi dào, giúp bé đi tiêu tốt hơn và giảm tình trạng táo bón.

Mẹ có thể hầm rau, nấu canh, xào với thịt hoặc đem nấu bột, cháo cho trẻ ăn mỗi ngày. Tùy vào từng độ tuổi phát triển mà trẻ có thể nạp vào cơ thể khẩu phần rau như sau:

  • Trẻ từ 2 đến 3 tuổi ăn một bát rau/ ngày.
  • Trẻ 4 đến 8 tuổi ăn 1,5 bát rau/ ngày.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi ăn 2 - 2,5 bát rau/ ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi đến 18 tuổi ăn 2,5 - 3 bát rau/ ngày.

2.8. Các loại đậu giàu chất xơ, giúp phân mềm và xốp

Nếu mẹ đang tìm hiểu trẻ bị táo bón nên ăn cháo gì thì món cháo được nấu từ các loại đậu là một gợi ý cần thiết. Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng được khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn cho trẻ táo bón vì cung cấp nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp làm mềm phân, tăng co bóp nhu động ruột, qua đó kích thích trẻ đi ngoài suôn sẻ.

Nhiều phụ huynh nếu không nấu cháo đậu cho con ăn thì hãy chú ý xay nhuyễn các loại đậu để tránh tình trạng trẻ bị hóc - nghẹn.

2.9. Bột sắn dây

Hòa tan bột sắn dây với nước. Đặt lên bếp, đun sôi ở lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sánh mịn. Sau đó, chờ nguội và cho bé ăn mỗi ngày. Theo nghiên cứu, bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, cải thiện tiêu hóa và cũng là thực phẩm trị táo bón cho trẻ rất tốt. 

2.10. Yến mạch

Yến mạch chứa nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm phân mềm và xốp hơn, từ đó dễ đào thải ra ngoài nên giúp trẻ không còn táo bón nữa. Đây cũng là đáp án phù hợp cho câu hỏi trẻ bị táo bón nên bổ sung gì mà nhiều cha mẹ quan tâm. 

Phụ huynh có thể kết hợp yến mạch với các loại rau củ như đậu Hà Lan, cà rốt hoặc cải ngọt và nấu cháo để tăng cường dinh dưỡng và chất xơ, qua đó bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh, cũng như giúp con tăng cân đều đặn. 

những thực phẩm trị táo bón cho trẻ

 

2.11. Bánh mì từ lúa mạch đen

Bánh mì được làm từ lúa mạch đen chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa của bé. Vì thế, nếu băn khoăn không biết trẻ bị táo bón nên ăn gì thì mẹ có thể lựa chọn thực phẩm này, dùng kết hợp với bơ đậu phộng như một bữa phụ vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon hấp dẫn với bé. 

2.12. Cà rốt hỗ trợ trị táo bón cho trẻ 

Cà rốt chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin giúp đường ruột hoạt động tốt, cho trẻ đi ngoài thường xuyên và giảm tình trạng táo bón. Đối với cà rốt, mẹ có thể nấu cháo cho con ăn mỗi ngày hoặc làm món sinh tố, nước ép bổ sung vào bữa phụ. 

Cà rốt không nên ăn quá nhiều vì còn có chất xơ không hòa tan, dễ gây ra đầy bụng, làm táo bón nghiêm trọng hơn. Cách tốt nhất là mẹ chỉ cho trẻ ăn 150g cà rốt/tuần, chia làm nhiều bữa để tốt hơn cho sức khỏe tiêu hóa. 

2.13. Em bé bị táo bón nên ăn gì? Đu đủ là một lựa chọn cần thiết

Đu đủ chứa nhiều enzyme tiêu hóa tự nhiên papain, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, đào thải độc tố và qua đó, giải quyết vấn đề thường gặp như đầy hơi, khó tiêu và táo bón ở trẻ. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung một ly sinh tố đu đủ vào bữa phụ của con. Điều này vừa tăng cường năng lượng, vừa cải thiện sức khỏe đường ruột. 

2.14. Bí đỏ điều hòa nhu động ruột, cho trẻ tiêu hóa tốt 

Bí đỏ được xem là thực phẩm trị táo bón cho trẻ, nhờ có nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng giảm thời gian chuyển động của phân trong đường ruột, thải phân ra ngoài dễ dàng và nâng cao sức khỏe tiêu hóa. 

Cách chế biến món ăn trị táo bón cho trẻ từ bí đỏ phổ biến nhất là nấu cháo. Theo đó, mẹ có thể nấu cháo bí đỏ với tôm, cá hồi, yến mạch hoặc thịt bò. Các món ăn này vừa bổ dưỡng, vừa chăm sóc tốt cho đường ruột của trẻ. Nhờ đó, trẻ có đà bắt kịp sự tăng trưởng ổn định hơn. 

trẻ bị táo bón nên ăn những loại thực phẩm gì

 

2.15. Sữa chua

Với hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và tăng tần suất đi ngoài cho trẻ. Mặc dù vậy, chỉ có trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi trở lên mới được ăn sữa chua do giai đoạn này, hệ tiêu hóa đã tương đối ổn định, thích hợp để bổ sung sữa chua mà không ảnh hưởng đến dạ dày. 

2.16. Bổ sung thêm nước trái cây

Ngoài quan tâm trẻ bị táo bón nên ăn gì, phụ huynh nên cho bé tráng miệng sau bữa ăn bằng một cốc nước ép từ mận, táo hoặc lê, vừa tăng cường sức khỏe đề kháng, vừa bổ sung nước cho cơ thể, giúp phân mềm và được đào thải dễ dàng ra ngoài.

3. Trẻ bị táo bón không nên ăn gì?

Ngoài lưu ý trẻ bị táo bón nên ăn gì, còn có một số thực phẩm trẻ nên kiêng cữ để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh: Các loại bánh kẹo, gà rán, xúc xích và hamburger có hàm lượng chất xơ rất thấp, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa nên trẻ bị táo bón nên hạn chế tiêu thụ. 
  • Ngũ cốc tinh chế: Các loại ngũ cốc như bột mì hoặc bột gạo đã được tinh chế, xử lý loại bỏ cám và mầm nên hầu hết mất đi chất xơ cần thiết. Nếu tiêu thụ quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, cản trở tiêu hóa và gây ra táo bón. 
  • Thịt đỏ: Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ khiến hàm lượng đạm và chất béo tăng lên, làm cho cơ thể mất thời gian xử lý thức ăn, dẫn đến tình trạng táo bón nghiêm trọng. Để ngăn ngừa điều này, phụ huynh nên kết hợp cho bé ăn thịt với các loại rau củ giàu chất xơ. 
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Để tránh tình trạng táo bón ở trẻ thêm nghiêm trọng, bố mẹ nên cắt giảm thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. 
  • Tránh tiêu thụ trái cây có vị chát: Ổi, hồng xiêm, chuối xanh là các loại trái cây không nên cho bé sử dụng vì có thể khiến phân khô, cứng, tạo cảm giác chướng bụng, khó tiêu và dẫn đến đi ngoài khó khăn. 

4. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho trẻ bị táo bón 

Cha mẹ đã nắm rõ trẻ bị táo bón nên ăn gì từ thông tin trên đây. Ngoài ra, Friso còn hỗ trợ xây dựng thực đơn 7 ngày bổ dưỡng, giúp con đi ngoài tốt và phát triển ổn định:

Thứ 2:

  • Bữa sáng: Cháo bí đỏ cá hồi và sữa công thức. 
  • Bữa phụ: Sữa chua.
  • Bữa trưa: Mì gạo nấu nước rau củ.
  • Bữa phụ: Một cốc nước cam.
  • Bữa tối: Cháo rau dền nấu tôm.
  • Bữa phụ: Sữa công thức. 

Thứ 3:

  • Bữa sáng: Cháo đậu xanh và sữa công thức.
  • Bữa phụ: Một miếng đu đủ. 
  • Bữa trưa: Cơm nát, thịt rang gừng, canh khoai tây sườn.
  • Bữa phụ: Bánh khoai lang. 
  • Bữa tối: Cháo thịt bò cà rốt. 
  • Bữa phụ: Sữa công thức. 

Thứ 4:

  • Bữa sáng: Cháo thịt gà và ½ ly sữa công thức.
  • Bữa phụ: Quả lê cắt nhỏ.
  • Bữa trưa: Cơm nát, cá kho, canh cải ngọt. 
  • Bữa phụ: Sữa chua kiwi. 
  • Bữa tối: Cơm nát, đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua, canh bí xanh. 
  • Bữa phụ: Sữa công thức. 
trẻ bị táo bón nên ăn thực phẩm gì

 

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Bún thịt nạc và sữa công thức.
  • Bữa phụ: Một quả quýt. 
  • Bữa trưa: Cơm nát, thịt bò hầm rau củ.
  • Bữa phụ: Nước ép táo. 
  • Bữa tối: Cơm nát, cá hồi sốt cam, canh bí đỏ
  • Bữa phụ: Sữa công thức.

Thứ 6:

  • Bữa sáng: Bánh ngô ngọt và sữa công thức. 
  • Bữa phụ: Sữa ngô nếp mè đen. 
  • Bữa trưa: Cơm nát, trứng cuộn thịt, rau muống xào. 
  • Bữa phụ: Sinh tố bơ. 
  • Bữa tối: Cơm nát, thịt heo xào, canh rau đay. 
  • Bữa phụ: Sữa công thức. 

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Cháo gà nấu khoai tây và sữa công thức.
  • Bữa phụ: Chè khoai môn. 
  • Bữa trưa: Cháo tôm rau ngót. 
  • Bữa phụ: Sữa chua hoa quả.  
  • Bữa tối: Cơm nát, thịt gà, canh củ cải. 
  • Bữa phụ: Sữa công thức.

Chủ Nhật:

  • Bữa sáng: Cháo móng giò cà rốt và sữa công thức.
  • Bữa phụ: Sữa hạnh nhân.
  • Bữa trưa: Cơm nát, đậu phụ sốt cà chua, canh rau củ. 
  • Bữa phụ: Nửa quả xoài chín. 
  • Bữa tối: Cơm nát, thịt viên, canh cải nấu cá. 
  • Bữa phụ: Sữa công thức.
trẻ bị táo bón nên ăn gì

 

5. Những lưu ý khác để khắc phục táo bón 

Bên cạnh bổ sung thực phẩm trị táo bón cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo 4 cách dưới đây, để thúc đẩy tiêu hóa, giúp con đi ngoài tốt hơn:

  • Xây dựng lịch trình bữa ăn khoa học;
  • Khuyến khích bé vận động;
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ;
  • Massage bụng cho trẻ.

Qua thông tin trên đây, hi vọng cha mẹ đã có giải đáp cho câu hỏi trẻ bị táo bón nên ăn gì. Táo bón tuy thường gặp, nhưng nếu kéo dài có thể gây ra chán ăn, giảm hấp thu dưỡng chất từ thức ăn nạp vào và hậu quả là suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, ngoài bổ sung thực phẩm trị táo bón cho trẻ, mẹ nên tăng cường dinh dưỡng từ dòng sữa công thức Friso Gold và Friso Gold Pro, giúp con khỏe bụng và thỏa sức chinh phục mọi hành trình lớn khôn.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh: Mẹ đã dùng đúng cách chưa?

Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh được nhiều phụ huynh áp dụng để cải thiện các vấn đề liên quan dạ dày và đường ruột mà con thường gặp như tiêu chảy, táo bón, biếng ăn… Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về men tiêu hóa trẻ em thì có thể sử dụng sai cách, hoặc lạm dụng quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.