Nhảy đến nội dung
khi bé không chịu ăn dặm

Bé không chịu ăn dặm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bé không chịu ăn dặm có thể do trẻ tiêu hóa không tốt, món ăn không phù hợp,... Mẹ áp dụng các cách khắc phục như trang trí bữa ăn hấp dẫn, không ép con ăn,...

1. Các mẹ lo lắng khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn dặm

Biếng ăn là tình trạng rối loạn hành vi ăn uống. Khi biếng ăn, trẻ thường né tránh việc ăn một hay nhiều món, dẫn đến thiếu hụt lượng thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, đồng thời tăng nguy cơ con bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển, trí tuệ kém,...

>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?

2. Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm

Trẻ không chịu ăn dặm có thể do các nguyên nhân sau đây:

2.1. Trẻ tiêu hóa không tốt

Trẻ có hệ tiêu hóa non yếu, chưa phát triển hoàn thiện chức năng nhai nên khó thích nghi với quá trình ăn dặm, từ đó khiến trẻ biếng ăn.

2.2 Món ăn không phù hợp với trẻ

Thức ăn chế biến nêm nhiều gia vị, quá mặn, nồng hoặc có mùi vị không phù hợp với trẻ có thể là nguyên nhân làm con chán ăn.

2.3. Lượng thức ăn quá nhiều so với trẻ

Nếu mẹ ép trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu cần thiết thì có thể gây ra tình trạng con sợ ăn và biếng ăn.

2.4. Bữa ăn không bắt mắt

Bữa ăn không được trang trí, thiếu màu sắc bắt mắt có thể khiến bé cảm thấy không hứng thú, từ đó không chịu ăn dặm.

2.5. Thực phẩm của các bữa ăn không đa dạng

Bữa ăn không có đa dạng các loại thực phẩm không chỉ làm tăng nguy cơ trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng mà còn có thể gây ra tình trạng con chán ăn. 

2.6. Lịch ăn của con chưa khoa học

Nếu mẹ cho trẻ ăn vào lúc con chưa đói thì bé thường không muốn dùng bữa. Lâu dần, lịch ăn không phù hợp khiến con bỏ ăn.

bé không chịu ăn dặm

>> Xem thêm: Cách bỏ đói trẻ biếng ăn

3. Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Khi thấy con biếng ăn, mẹ có thể áp dụng những cách khắc phục được gợi ý sau đây:

3.1 Chế biến món ăn dặm phù hợp với trẻ

Mẹ nên cho trẻ ăn từ bột loãng đến cháo đặc nhằm giúp hệ tiêu hóa của con dần thích nghi với việc ăn dặm. Đồng thời, ban đầu khi con tập ăn dặm, mẹ nên chọn loại bột có hương vị tự nhiên để con dễ làm quen. Sau khoảng 1-2 tuần, mẹ có thể chuyển sang cho con ăn loại bột mặn và giàu dinh dưỡng hơn.

3.2 Không ép bé ăn quá nhiều

Với bữa đầu tiên ăn dặm, trẻ có thể chỉ cần ăn vài thìa bột là đủ. Sau đó, mẹ kiên nhẫn tập cho con ăn từ 2 - 3 thìa và tăng dần lượng thức ăn theo từng ngày. Như thế, con sẽ có thời gian để thích nghi với việc ăn dặm hơn, không còn cảm giác sợ và chán ăn.

>> Hướng dẫn: Cho trẻ ăn dặm kiểu truyền thống đúng cách

3.3 Trang trí bữa ăn bắt mắt

Bên cạnh đảm bảo mang đến cho con chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mẹ cũng nên chú trọng trang trí bữa ăn nhiều màu sắc, hấp dẫn để kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ. Từ đó giúp con hào hứng hơn với các bữa ăn dặm trong ngày.

3.4 Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con, đồng thời giúp trẻ có khẩu vị ăn uống tốt hơn, mẹ nên duy trì thực đơn ăn dặm với đa dạng thực phẩm. Cụ thể, mỗi bữa ăn dặm nên được thiết kế từ các loại thực phẩm có trong 4 nhóm chất cần thiết bao gồm:

  • Tinh bột: Gạo, ngô, khoai lang...
  • Chất béo: Đậu, vừng, mỡ động vật,...
  • Chất đạm: Thịt, cá, sữa, trứng,...
  • Chất xơ, vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ và trái cây tươi.
trẻ không chịu ăn dặm

3.5 Lên lịch ăn cho con khoa học

Để khắc phục tình trạng trẻ tập ăn dặm không chịu ăn, mẹ nên lên lịch cho con ăn khoa học. Theo đó, mẹ nên quan sát khi nào con đói và cho trẻ ăn vào những khung giờ cố định. Đồng thời, không cho con ăn vặt trong vòng 3 giờ trước bữa chính để tạo cho con cảm giác thèm ăn. 

Ngoài ra, mẹ nên tập cho con dùng bữa trong 30 phút. Trong thời gian này, con tránh tiếp xúc với tivi, máy tính bảng,... để tập trung hoàn toàn vào bữa ăn.

>>> Tham khảo thêm: Mẹ nên cho bé ăn dặm một ngày mấy lần là phù hợp?

3.6 Nên cho trẻ ăn cùng gia đình

Thay vì để con ngồi ăn một mình, mẹ nên cho trẻ tham gia bữa ăn cùng gia đình. Vì không khí gia đình trò chuyện vui vẻ có thể giúp trẻ thư giãn và ăn uống ngon miệng hơn.

Bài viết trên đây cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về tình trạng bé không chịu ăn dặm. Hy vọng qua đây có thể giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và thói quen ăn dặm khoa học giúp con tiếp nhận và thích nghi dễ dàng hơn nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết

Trẻ bị mụn sữa nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách trị

Mụn sữa ở trẻ có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào để cải thiện tình trạng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ dấu hiệu và cách trị mụn sữa cho trẻ hiệu quả, an toàn. Cùng tìm hiểu nhé!