Cảm nhận sự thay đổi của bé yêu 8 tháng trong bụng mẹ
Những chuyển động của con yêu trong tháng thứ 8 vô cùng mạnh mẽ. Thai nhi tháng này đã gần như phát triển đầy đủ các bộ phận với những bước tiến mới như:
Kích thước thai nhi dài khoảng 42-46cm và nặng khoảng 1,7kg-2,5kg, phần đầu của bé cưng gần như đã phát triển hoàn thiện.
Các bộ phận cơ thể khác cũng đã sẵn sàng để bắt đầu làm việc ngoại trừ phổi
Lông tơ bắt đầu rụng “nhường chỗ” cho các lớp tóc mọc lên từng ngày
Thai nhi lúc này có thể nghe thấy rõ các âm thanh bên ngoài, biết mở mắt nhìn khi đang trong bọc nước ối
Đa số các bé cưng đã bắt đầu chuyển hướng nằm (quay đầu) để chuẩn bị cho việc chào đời.
Mẹ vẫn là mẹ, tự tin và duyên dáng
Càng đi đến cuối chặng đường, cơ thể mẹ sẽ càng trở nên nặng nề và xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu hơn:
Bụng to “vượt mặt” khiến việc nhìn xuống bàn chân cũng trở nên khó khăn với mẹ
Đau nhức xương sườn, đau lưng nhiều hơn
Dễ mất thăng bằng hơn
Táo bón, khó thở sẽ thường xuyên “ghé thăm”
Nhưng càng lo lắng, căng thẳng thì cơ thể sẽ càng mệt mỏi hơn. Vì thế, nên tập hít thở thật sâu, gặp gỡ những người mình thích, làm những thứ mình muốn để tạo được năng lượng tích cực cho bản thân luôn thoải mái mỗi ngày:
Nhớ và đi khám thai đúng lịch để thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu và tiêm phòng theo chỉ định, trong giai đoạn này có một buổi siêu âm quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe mẹ và bé cũng như tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp.
Vận động cơ thể một cách phù hợp với những bài tập nhẹ nhàng, tham khảo những động tác chuyên hỗ trợ cho việc sinh nở, tập thở lấy hơi đúng cách
Tìm cho mình những sở thích có thể dễ dàng thực hiện mỗi ngày (nghe nhạc, đọc sách,…)
Dinh dưỡng kép cho mẹ và bé
2 tháng cuối cùng của thai kỳ là 2 tháng gần như quyết định sức khỏe sinh sản của mẹ cũng như cân nặng khi chào đời của con. Chính vì điều này, chị em nên lưu ý đến chế độ ăn uống, chia nhỏ khẩu phần ăn, chọn lựa các thực phẩm giàu dưỡng chất cũng như tiếp tục bổ sung một nguồn “dinh dưỡng kép” để thực hiện nhiệm vụ bồi bổ cho cả mẹ và em bé.
Dinh dưỡng cho mẹ
Mẹ bầu nên tích cực ăn những món thanh đạm để cơ thể nhẹ nhàng, bổ sung nhiều rau củ và trái cây
Cung cấp thực phẩm giàu đạm để nhanh chóng phục hồi các mô sau quá trình sinh nở
Ăn nhiều rau quả được nấu chín để giảm tình trạng khó chịu, đầy hơi của dạ dày
Bổ sung các thực phẩm giàu sắt để đảm bảo không bị thiếu máu cũng như bổ sung thêm máu cho quá trình sinh nở
Hạn chế lượng natri ăn vào dưới 2300mg/ngày để phòng ngừa cao huyết áp
Không ăn những món quá ngọt, nhiều đường, nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng đầy hơi khó tiêu, tiểu đường thai kỳ
Cung cấp một nguồn “dinh dưỡng kép” cho cả hai mẹ con bằng một loại sữa bầu giàu vitamin và khoáng chất.
Dinh dưỡng cho bé
Thai nhi cần nhiều Omega-3 trong các loại cá ít thủy ngân (cá chim, cá hồi,…) để tiếp tục phát triển trí não.
Thai nhi cần mẹ cung cấp thêm khoảng 100gr đạm/ngày để tiếp tục tăng trưởng
Thai nhi cần thêm canxi để hoàn thiện và giúp hệ xương cứng cáp hơn, sẵn sàng cho việc chào đời
Thai nhi cũng cần thực phẩm giàu vitamin, chất xơ để tăng cường hệ miễn dịch, khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.