Nhảy đến nội dung
thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khỏe mạnh, đủ chất

Bé 9 tháng tuổi có thể tự cầm - nắm thức ăn và đặc biệt là bé đã mọc răng sữa để tập nhai. Đây cũng là cột mốc phát triển mới của bé. Vì vậy, mẹ phải lưu ý xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi với đa dạng thực phẩm và tăng dần về số lượng, giúp con phát triển khỏe mạnh, thông minh.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi

Giai đoạn 9 tháng tuổi, bé cần ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa phụ mỗi ngày. Với thực đơn bữa chính, mẹ nên luân phiên cho bé ăn cháo dinh dưỡng (khoảng 200ml cháo/ngày), cơm nhão hoặc ngũ cốc pha sữa, để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bé 9 tháng tuổi đã mọc răng sữa và đang tập nhai nên bạn có thể cho bé ăn thêm phở/nui/mì mềm nấu chín và cắt nhỏ, để bé làm quen với nhiều loại thức ăn và không bị ngán. 

Bên cạnh đó, thực phẩm giàu đạm (protein) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất của bé. Vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi nên bổ sung đầy đủ lượng protein cho bé, từ 60 đến 90g một ngày thông qua các loại cá, thịt bò, thịt gà, hải sản. Ngoài ra, mẹ đừng quên cho con ăn rau củ để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp bé hấp thu đủ chất và phát triển tốt.

Đối với bữa phụ thì ngoài bổ sung trái cây, cha mẹ nên cho bé thêm bánh quy, phô mai, sữa chua giúp thay đổi khẩu vị, đồng thời tăng cường dinh dưỡng giúp bé khỏe mạnh và năng động.


Xem thêm: Bé mấy tháng thì ăn được sữa chua?


 

thực đơn cho bé 9 tháng

2. Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng 

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng, phụ huynh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Bổ sung tôm, cua, cá, các loại hải sản vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trứng gà, tim gà, thịt bò, phô mai, hoa quả, rau lá màu xanh đậm cũng phải cho bé ăn thường xuyên, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. 
  • Không cho bé ăn thức ăn hâm nóng nhiều lần, đồ ăn từ ngày hôm trước.
  • Không cho bé ăn vặt trước bữa chính vì có thể khiến bé no bụng, mất cảm giác ngon miệng và chán ăn. 
  • Mẹ nên chế biến món ăn mềm, giúp bé dễ nhai, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa. 
  • Không nêm nếm quá nhiều gia vị như muối, đường vào bữa ăn của bé. Ăn mặn khiến bé dễ bị sỏi thận, mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành, trong khi đó ăn ngọt dễ gây ra hư răng. 
  • Đảm bảo vệ sinh khi nấu ăn cho bé, để tránh tình trạng bé bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. 

Ngoài tuân theo nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng, mẹ cũng phải lưu ý không được ép con ăn. Điều này khiến bé dễ bị áp lực trước bữa ăn và bé trở nên biếng ăn hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên tạo không khí vui vẻ, tập cho bé ăn đúng giờ để đảm bảo cơ thể dung nạp dưỡng chất tốt nhất. Nếu con ăn không hết, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cữ, nhờ vậy bé có thể ăn trọn vẹn bữa ăn mà không bị nôn trớ. 

Quan trọng hơn, mẹ phải tập thói quen cho bé ăn một chỗ, hạn chế vừa ăn vừa xem tivi, khiến bé dễ bị mất tập trung. 

3. Gợi ý 10 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi 

Sau đây là gợi ý cho mẹ cách chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi vừa ngon, vừa đầy đủ dinh dưỡng: 

3.1. Cháo cá hồi và bí đỏ 

Cá hồi chứa nhiều axit béo omega -3, protein, DHA, EPA giúp bé lớn lên khỏe mạnh, thông minh và hạn chế mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành. Trong khi đó, bí đỏ là thực phẩm giàu vitamin A, sắt, axit hữu cơ giúp bé sáng mắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. 

Chuẩn bị: 

  • Cá hồi: 30g.
  • Bí đỏ: 30g.
  • Gạo tẻ: 40g.
  • Dầu ăn: 5g.
  • Hành lá: 5g. 

Cách chế biến:

  • Cá hồi rửa sạch, hấp cách thủy với một ít gừng để loại bỏ mùi tanh của cá. 
  • Khi cá chín, hãy gỡ bỏ xương, băm nhuyễn. 
  • Gọt vỏ bí đỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn. 
  • Khi cháo nấu nhừ thì cho cá hồi và bí đỏ vào. 
  • Tiếp tục nấu sôi, sau đó cho hành lá thái nhuyễn và tắt bếp. 
  • Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào.
thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân

Xem thêm: Mách mẹ 10 cách làm cháo cá hồi cho bé ăn dặm bổ dưỡng


3.2. Cháo thịt heo và rau ngót

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi chắc chắn không thể thiếu món cháo thịt heo rau ngót. Theo đó, thịt heo cung cấp nguồn protein dồi dào, giúp bé phát triển thể chất. Kết hợp với rau ngót giàu vitamin C, vitamin B, vitamin A hỗ trợ tăng cường thị lực, tăng sức đề kháng cho bé

Chuẩn bị:

  • Gạo: 20g.
  • Thịt nạc: 30g.
  • Rau ngót: 30g.
  • Dầu ăn: 5g.

Cách chế biến:

  • Cho gạo vào nồi, ninh nhừ. 
  • Rửa sạch thịt heo, băm nhỏ, sau đó phi với hành khô băm nhuyễn cho chín và cho vào cháo. 
  • Rau ngót trụng sơ, cắt nhuyễn và cho vào cháo. 
  • Đợi cháo sôi thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào và cho bé ăn khi cháo còn ấm.
thực đơn cho bé 9 tháng tuổi

 

3.3. Cháo khoai lang và gan gà

Cháo khoai lang và gan gà là món ăn mà mẹ nên tham khảo khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi. Bởi đây là món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho sự phát triển của bé.

Chuẩn bị:

  • Gan gà: 30g.
  • Khoai lang: 20g.
  • Gạo tẻ: 20g.
  • Dầu ăn: 5g.

Cách chế biến:

  • Gan gà rửa sạch, băm nhuyễn, phi với hành khô và cho ra bát. 
  • Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn. 
  • Gạo nấu cháo nhừ thì cho gan gà và khoai lang vào. 
  • Tiếp tục nấu sôi đến khi cháo chín thì tắt bếp. 
  • Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào.
các món ăn dặm cho bé 9 tháng

 

3.4. Cháo tôm và cải bó xôi

Cải bó xôi là loại rau chứa nhiều sắt, kali, magie, canxi hỗ trợ phát triển não bộ và hệ xương khỏe mạnh. Mẹ có thể kết hợp loại rau này cùng với tôm để tạo thành món cháo thơm ngon cho bé yêu.

Chuẩn bị: 

  • Gạo: 20g.
  • Tôm: 30g.
  • Cải bó xôi: 30g.
  • Dầu ăn: 5g.

Cách chế biến:

  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu và chỉ đen. Sau đó, băm nguyễn và xào với hành khô băm nhỏ. 
  • Cải bó xôi trụng chín và cắt nhuyễn. 
  • Gạo ninh nhừ thì cho tôm và cải bó xôi vào. 
  • Nấu sôi đến khi cháo chín, tắt bếp, múc cháo ra nồi và cho dầu ăn vào.
món ăn dặm cho bé 9 tháng

 

3.5. Cháo trứng gà khoai lang

Nếu đang xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi, mẹ đừng bỏ qua cháo trứng gà và khoai lang nhé.

Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 20g. 
  • Trứng gà sạch: 1 quả.
  • Khoai lang vàng: 20g.
  • Dầu ăn: 5g. 

Cách chế biến:

  • Cho gạo vào rổ, rửa sạch và ninh nhừ trong nồi. 
  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, sau đó hấp chín hoặc cho vào nấu cùng cháo. 
  • Khi cháo chín thì cho lòng đỏ trứng vào, đánh đều. 
  • Đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. 
  • Múc cháo ra bát và cho vài giọt dầu ăn.
các món cháo cho bé 9 tháng

 

3.6. Cháo tôm và mướp

Với vị ngọt đậm đà từ tôm tươi, kết hợp với vị ngọt tự nhiên của mướp, món này không chỉ kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn, mà còn giàu dưỡng chất tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. 

Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 20g. 
  • Mướp: Nửa quả. 
  • Tôm: 30g. 
  • Dầu ăn: 5g. 

Cách chế biến

  • Gạo vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ. 
  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu và chỉ đen, sau đó băm nhuyễn. 
  • Mướp gọt vỏ và băm nhuyễn. 
  • Xào chín tôm và mướp, cho vào cháo, đảo đều. 
  • Múc cháo ra bát, thêm vài giọt dầu ăn và đút cho bé ăn.
cháo cho bé 9 tháng tăng cân

 

3.7. Cháo thịt bò và cải thảo

Món ăn bổ dưỡng tiếp theo trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng là cháo thịt bò cải thảo. Thịt bò là thực phẩm giàu sắt, tham gia quá trình tạo ra lớp màng myelin xung quanh dây thần kinh, từ đó phát triển não bộ cho bé. Cùng với đó, cải thảo bổ sung nguồn canxi tự nhiên, giúp bé tăng cường chiều cao và có hệ xương - răng vững chắc. 

Chuẩn bị:

  • Cải thảo băm nhuyễn: 10g. 
  • Thịt bò băm nhuyễn: 20g. 
  • Dầu ăn: 5g. 
  • Nước: 250ml. 

Cách chế biến:

  • Cho thịt bò và cải thảo và nước, hòa cho thịt tan đều, sau đó bắc lên bếp nấu chín. 
  • Nhấc xuống, để nguội bớt (khoảng 2 phút).
  • Cho gạo vào nồi, ninh nhừ thành cháo. 
  • Cho phần thịt bò, cải thảo đã nấu chín vào cháo. 
  • Đảo đều, nấu thêm vài phút thì tắt bếp. 
  • Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào.
thực đơn 1 ngày cho bé 9 tháng tuổi

 

3.8. Cháo cá chép và rau ngót

Rau ngót có thể nấu với cá chép để tạo ra món cháo giàu dinh dưỡng cho bé. Theo đó, cá chép cung cấp hệ dưỡng chất dồi dào, bao gồm folate, selen giúp tăng cường đề kháng, vitamin A phát triển thị lực và các khoáng chất như magie, photpho, kẽm giúp bảo vệ sức khỏe hô hấp, cải thiện tiêu hóa và chống lại bệnh mãn tính. 

Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 20g. 
  • Cá chép: 30g. 
  • Rau ngót: 20g. 
  • Dầu ăn: 5g. 

Cách chế biến:

  • Cá chép cạo sạch vảy, rửa sạch. 
  • Chọn phần nạc đem hấp, đến khi chín thì gỡ cá, tách xương và xé nhuyễn. 
  • Rau ngót rửa sạch, chần qua nước sôi và băm nhuyễn. 
  • Xào thịt cá chép với hành. Sau đó, cho phần thịt cá và rau ngót vào cháo. 
  • Đun thêm 3 phút thì tắt bếp. 
  • Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào.
thực phẩm cho trẻ 9 tháng tuổi

 

3.9. Cháo gà, ngô và măng tây

Gợi ý tiếp theo trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng là cháo gà, ngô và măng tây. Món cháo này vừa dễ ăn, vừa thơm ngon, hỗ trợ cung cấp năng lượng và thúc đẩy phát triển thể chất, não bộ cho bé. 

Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 20g.
  • Thịt ức gà: 35g
  • Ngô ngọt: 30g
  • Măng tây: 20g.

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi và bắc lên bếp nấu nhừ. 
  • Thịt ức gạch rửa sạch, băm nhuyễn và xào chín với hành. 
  • Ngô ngọt bào mỏng, sau đó xào cùng với thịt gà khoảng 2 phút. 
  • Cháo chín thì cho thịt gà, ngô ngọt, măng tây đã băm nhỏ vào. 
  • Đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

 

3.10. Cháo đậu xanh, thịt heo và cải thìa

Nếu mẹ đang tìm hiểu cách nấu cháo đậu xanh cho bé vừa ngon, vừa đầy đủ dinh dưỡng thì không thể bỏ qua công thức dưới đây. Sự kết hợp giữa đậu xanh, thịt heo, cải thìa mang lại bữa ăn có vị đậm đà, giúp bé thay đổi khẩu vị và không bị ngán. 

Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 20g. 
  • Đậu xanh: 20g.
  • Thịt heo: 25g
  • Cải thìa: 20g.

Cách chế biến:

  • Ngâm đậu xanh với nước khoảng 30 phút. 
  • Gạo tẻ rửa sạch, sau đó cho gạo và đậu vào nồi, bắc lên bếp nấu chín. 
  • Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ. 
  • Cải thìa rửa sạch, băm nhỏ. 
  • Khi cháo chín, cho thịt heo và cải thìa vào nấu khoảng 5 phút thì tắt bếp.
thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

 

Trên đây là cách chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đơn giản, dễ thực hiện để mẹ có thể trổ tài nấu cho con nhiều món ngon đổi vị. Ngoài ra, mẹ đừng quên cho bé uống sữa mỗi ngày để tăng cường hấp thu dinh dưỡng, qua đó phát triển khỏe mạnh từ bên trong để thỏa sức khám phá thế giới bên ngoài.

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng khỏe mạnh, chóng lớn

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, bé đã bắt đầu học nhai sau khi mọc răng, đồng thời vị giác đang phát triển nên mẹ phải lưu ý xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng, để giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh. Sau đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi đơn giản, bổ dưỡng, lưu ngay mẹ nhé!