1. Táo
Táo là loại trái cây rất bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Theo đó, táo chứa hàm lượng chất sắt cao, không chỉ giúp mẹ tăng sinh huyết sắc tố, cải thiện tình trạng thiếu máu, mà còn hạn chế nguy cơ trẻ sinh non, nhẹ cân.
Hơn thế nữa, táo còn cung cấp năng lượng nhờ chứa các loại đường đơn như Glucose, Fructose và Sucrose. Do đó, hằng ngày ăn một quả táo sẽ giúp mẹ giải quyết được cơn đói hay nồng độ đường thấp trong cơ thể.
2. Cam
Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, uống nước cam mỗi ngày sẽ giúp thanh trùng, hạn chế tình trạng dị ứng, thở khò khè ở thai nhi cũng như giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn Listeria cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, Cam còn đáp ứng nhu cầu bổ sung Folate trong thời kỳ mang thai, góp phần phát triển trí não, các tủy sống, tế bào mô, máu cho trẻ sơ sinh.
3. Cherry
Cherry là loại trái cây được liệt kê vào danh sách hoa quả bà bầu nên ăn do có chứa nhiều khoáng chất Kali, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật- “kẻ thù” nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nhờ vào hàm lượng Vitamin A cao vượt trội, Cherry còn giúp phát triển thị giác, phòng bệnh quáng gà, thiếu máu não ở trẻ. Cùng với đó, Cherry với hoạt chất Anthocyanin cao cũng giúp mẹ bầu giải quyết những vấn đề phổ biến khi mang thai như viêm khớp, đau đầu hay đau lưng,...
4. Thanh long
Thanh long là nguồn bổ sung Vitamin C đến từ tự nhiên. Theo đó, cứ 100g thanh long sẽ chứa khoảng 4-25g Vitamin. Vì vậy, dùng thanh long mỗi ngày sẽ kích thích phát triển nướu răng, hình thành xương cho thai nhi, đồng thời còn chống viêm nhiễm, tái tạo tế bào, góp phần bảo vệ hiệu quả cơ thể mẹ khỏi những vi khuẩn gây hại.
5. Bơ
Bơ là loại hoa quả chứa hàm lượng chất xơ phong phú, có tác dụng đẩy lùi tình trạng táo bón và các vấn đề đi kèm như ốm nghén, ợ nóng, chuột rút... Ngoài ra, trong bơ cũng chứa các thành phần có lợi như chất béo, Vitamin và khoáng chất, không chỉ nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh, mà còn giúp mẹ bầu duy trì tốt lượng Cholesterol, đường huyết trong máu ở mức kiểm soát.
6. Kiwi
Do trong Kiwi chứa nhiều enzyme, chất xơ và hợp chất phenolic nên dung nạp Kiwi mỗi ngày sẽ giúp điều trị bệnh trĩ, viêm dạ dày hay tiêu chảy cho mẹ bầu. Cùng với nguồn Vitamin C dồi dào, Kiwi còn thúc đẩy sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường khả năng nhận thức và cải thiện trí não tinh anh cho trẻ về sau.
7. Lựu đỏ
Lựu đỏ là loại trái cây vừa ngon, vừa bổ, rất có lợi cho phụ nữ có thai. Do chứa hàm lượng chất chống oxy hóa vượt trội nên lựu sẽ giúp khắc phục tốt tình trạng rạn da, phát ban và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chưa dừng lại ở đó, Lựu đỏ có hàm lượng Canxi cao còn tăng cường vững chắc hệ xương và phát triển chiều cao cho bé. Thế nên, bổ sung lựu đỏ trong khẩu phần ăn hằng ngày từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi tăng trưởng ổn định.
8. Bưởi
Bên cạnh khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu, bưởi còn chống mất ngủ và hạn chế tăng cân mất kiểm soát ở bà bầu. Đồng thời hàm lượng Bioflavonoid và Vitamin C cao trong bưởi cũng hỗ tăng cường đề kháng tốt, giảm khả năng dị tật ở thai nhi.
9. Xoài
Xoài là loại trái cây rất phù hợp với mẹ bầu có khẩu vị chua trong 3 tháng đầu mang thai. Theo đó, hỗn hợp Vitamin (A, C) và khoáng chất trong quả xoài không chỉ cải thiện tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày mà còn giảm nguy cơ biến chứng sau sinh, nhiễm trùng đường hô hấp cho cả mẹ và bé.
Với những thông tin dinh dưỡng từ các loại trái cây kể trên đã giúp nhiều mẹ bầu giải đáp thắc mắc “bà bầu nên ăn hoa quả gì” để mẹ khỏe mạnh trong thời gian thai kỳ.
Bên cạnh các loại trái cây có lợi trong giai đoạn thai kỳ, thì bà bầu không nên ăn quả gì trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
1. Dứa (thơm)
Do chứa nhiều hoạt chất Bromelain nên dứa không chỉ gây co thắt tử cung, chuyển dạ sớm mà còn tăng nguy cơ sẩy thai cho mẹ bầu. Cùng với đó, dứa cũng là loại trái cây có tính axit cao. Thế nên, việc ăn dứa khi mang thai sẽ khiến mẹ bị tiêu chảy và xuất hiện tình trạng đông máu.
2. Đu đủ xanh
Ở các nước như Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan, tỷ lệ phụ nữ dùng đu đủ xanh để phá thai đang gia tăng phổ biến. Nguyên nhân là do trong đu đủ chứa nhiều hoạt chất Latex và Papain, không chỉ co bóp, làm mềm tử cung mà còn tăng nguy cơ sinh non, hư thai ở người mẹ. Vì vậy, bà bầu nên tham vấn bác sĩ dinh dưỡng trước khi quyết định bổ sung đu đủ.
3. Me
Bổ sung me trong chế độ ăn hằng ngày sẽ dẫn đến lượng Vitamin C vượt ngưỡng cho phép, gây ức chế progesterone trong cơ thể, phá vỡ cấu trúc tế bào, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
4. Chuối
Khi ăn chuối trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu sẽ dễ bị dị ứng, táo bón nặng do chuối chứa nhiều chitinase- loại mủ gây nóng cơ thể. Ngoài ra, bổ sung chuối không đúng cách cũng dẫn đến hiện tượng dư thừa dưỡng chất (cụ thể là vitamin B6), không chỉ làm tổn thương hệ thần kinh mà còn khiến bà bầu bị tê liệt tay chân, khó cử động.
5. Trái cây đông lạnh
Trái cây được bảo quản đông lạnh sẽ bị giảm thiểu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Do đó, khi mang thai, trái cây đông lạnh là thực phẩm mà bà bầu nên tránh sử dụng.
6. Trái cây đóng hộp
Với hàm lượng chất bảo quản tổng hợp cao, việc sử dụng các loại trái cây đóng hộp sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, biến chứng thai kỳ, hay thậm chí là bệnh ung thư.
7. Các loại hoa quả chưa được rửa sạch
Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm đối với việc hấp thụ dưỡng chất. Do đó, dung nạp các loại hoa quả chưa được rửa sạch sẽ là cơ hội để các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm độc, tổn hại sức khỏe cho mẹ và bé.
> Xem thêm: Bà bầu kiêng ăn gì?
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
Rửa sạch hoặc ngâm nước muối trái cây sẽ giúp loại bỏ triệt để những độc chất, bụi bẩn, đồng thời, giảm tỷ lệ mắc bệnh toxoplasmosis ở trẻ sơ sinh- loại bệnh do ký sinh trùng toxoplasma gây ra.
Kết hợp nhiều loại hoa quả đa dạng
Tận dụng các loại trái cây cùng lúc sẽ vừa bổ sung nhiều dưỡng chất cho mẹ, vừa tăng trưởng ổn định các chỉ số cân nặng, chiều cao lẫn não bộ cho bé.
Không bảo quản trái cây trong tủ lạnh
Thói quen gọt trái cây sẵn và bảo quản thường xuyên trong tủ lạnh không chỉ giảm độ ngon miệng của thực phẩm mà còn làm hao hụt các dưỡng chất thiết yếu như Vitamin, khoáng chất, Folate,... Vì vậy, mẹ bầu nên thực hiện theo nguyên tắc ăn đến đâu, gọt đến đó để thai nhi có thể hấp thụ tối đa nguồn dinh dưỡng có lợi.
Nên ăn hoa quả trước bữa ăn
Dùng trái cây sau bữa ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cho bà bầu. Do đó, mẹ tốt nhất nên bổ sung hoa quả trước khi ăn 30 phút để giảm thiểu lượng năng lượng dư thừa cũng như duy trì chỉ số đường huyết trong máu ở mức độ thấp.
Trên đây là những thông tin bà bầu nên ăn và không nên ăn hoa quả gì trong thời kỳ mang thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện nay, khẩu phần ăn kết hợp đầy đủ trái cây và nhóm thực phẩm cần thiết sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, khi mua trái cây, mẹ bầu cũng nên cân nhắc lựa chọn những địa chỉ uy tín để có thể đảm bảo chất lượng an toàn và sức khỏe cho thai nhi.