Uống không đủ nước và chất xơ là nguyên nhân bé bị táo bón hàng đầu. Theo đó, cả nước và chất xơ đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bé có thể đi đại tiện bình thường.
Để khắc phục nguyên nhân này, mẹ cần cho trẻ uống đủ lượng nước khuyến nghị theo độ tuổi như sau:
Ngoài ra, mẹ hãy bổ sung nhiều rau xanh và quả chín vào khẩu phần ăn cho trẻ. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền… Trong trường hợp bé còn quá nhỏ, còn đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể nghiền hoặc ép lấy nước của các loại trái cây như đu đủ, cam, thanh long… để kích thích đường ruột của bé làm việc tốt hơn.
Lười vận động có thể khiến ruột của trẻ trở nên hoạt động chậm chạp, kém hiệu quả hơn, dẫn tới táo bón. Ngược lại, trẻ bị táo bón có thể bị thiếu năng lượng và trở nên kém hoạt bát. Do đó, bố mẹ nên tích cực hoạt động, vui chơi cùng con để vừa giảm tình trạng táo bón, vừa gắn kết các thành viên trong gia đình. Theo đó, bố mẹ nên ưu tiên những trò chơi hoạt động nhiều ở lưng, bụng và đùi vì điều này sẽ giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,… có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón. Do đó, khi cần cho bé dùng thuốc, mẹ nên tham khảo những tác dụng phụ có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tuy nhiên, nếu bé bị táo bón do sử dụng thuốc thì tình trạng này sẽ không diễn ra quá lâu. Mẹ có thể kết hợp việc bổ sung nước, chất xơ và xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột của bé. Lưu ý, trước khi xoa bụng cho bé, mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm để bé cảm thấy thoải mái hơn. Kế tiếp xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 - 15 phút.
Rối loạn cảm xúc là nguyên nhân bé bị táo bón mà bố mẹ ít để ý nhất. Đôi lúc, trẻ có thể nhịn đi vệ sinh quá lâu vì ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng, cảm giác nhà vệ sinh không sạch sẽ, trẻ đang mê chơi, trải nghiệm đi ngoài lần trước khiến trẻ không thoải mái… Theo đó, trẻ nín đi ngoài bằng cách thít chặt các cơ quanh hậu môn, phớt lờ cơn mót đại tiện. Phân tích tụ trong ruột ngày càng nhiều và trở nên cứng hơn, do đó rất khó tống ra ngoài.
Để giải quyết tình trạng này, bố mẹ nên khuyến khích và động viên bé. Tránh trường hợp la rầy khiến bé ngày càng sợ đi vệ sinh hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh. Nhờ đó mà bé sẽ không còn vì mải ham chơi mà nhịn đi vệ sinh.
Một số bệnh liên quan đến đại trực tràng, hệ thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu máu… khiến trương lực ruột của bé bị giảm, từ đó xảy ra tình trạng táo bón. Với trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu:
Nứt hậu môn sẽ làm bé đau đớn và khiến bé sợ đi vệ sinh. Vì thế, nếu bé đi phân khô, rắn, đau rát phần hậu môn hoặc có kèm 1 ít máu, các mẹ nên vệ sinh sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn. Sau đó thoa một ít kem dưỡng ẩm hoặc bôi dung dịch natri bạc 2% vào vùng hậu môn để giúp vết thương lành lại và giảm đau đớn.
Táo bón ở trẻ em rất phổ biến. Trong một vài trường hợp, táo bón có thể tự hết mà không cần sự can thiệp nào. Thế nhưng tốt nhất, khi bé bị táo bón, bạn nên quan sát thật kỹ, từ đó xác định đúng nguyên nhân bé bị táo bón để có cách khắc phục kịp thời.